Trẻ em bị khiếm thính

Trẻ em bị khiếm thính

Con của bạn bị kém nghe mức độ từ nặng đến sâu ở cả 2 tai không?

Khi đeo máy trợ thính, con của bạn có phản ứng mỗi khi bạn gọi không?

Con của bạn bị nghe kém trước khi có ngôn ngữ phải không?

Khả năng nói và gia tiếp của con bạn có phát triển không?

Con của bạn có phụ thuộc nhiều vào nhìn miệng không?

Con bạn có cảm thấy mệt mỏi khi đi học về vì phải tập trung cao độ khi học tập và giao tiếp không?

Là cha mẹ, bạn có cảm thấy rằng phải thật sự nỗ lực giúp con mình có thể phát triển các kỹ năng nghe nói bình thường theo đúng lứa tuổi của mình không?

Nếu hầu như câu trả lời của bạn cho các câu hỏi trên là “có” thì con của bạn có thể được chỉ dịnh để cấy điện cực ốc tai. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được cấy điện cực ốc tai trước 2 tuổi có thể tự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình gần bằng hay thậm chí là ngang bằng với những gì chúng nghe được. Việc chậm quá trình phát triển ngôn ngữ có thể làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng đọc và viết ở trẻ.

Nghe kém ở trẻ em

Trẻ em bị mất sức nghe trong dân số

Ước tính cứ 3 trong số 1000 trẻ sinh ra là bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn.
Có 1 tới 2 trong 1000 trẻ em ở US bị nghe kém mức trung bình tới sâu
Theo Blanchfield, có khoảng 738,000 người ở U.S. bị nghe kém mức độ nặng tới sâu, trong số đó, có 8% là dưới tuổi 18.

Liệu con tôi nghe có bình thường không?

Mới sinh - Newborn (< 6 tháng)

  • Không cử động, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ
  • Không quay đầu theo hướng có giọng nói
  • Không bị đánh thức dậy bởi âm thanh lớn
  • Không thường bắt chước tạo ra âm thanh
  • Không thể xoa dịu chỉ bằng giọng nói

Trẻ nhỏ - Young Infant (từ 6 tới 12 tháng)

  • Không chỉ ra được người thân hay đối tượng khi hỏi
  • Không bập bẹ hay ậm ừ
  • Không hiểu một số từ đơn giản như “ ạ”, “chào” hay “ vỗ tay” ở 12 tháng tuổi
  • Không có phản ứng với âm thanh
  • Không có phản ứng khi nghe gọi tên mình

Trẻ lớn hơn - Toddler

  • Không quay chính xác về hướng có tiếng gọi mình ngay từ lần gọi đầu
  • Không cảnh giác với các âm thanh báo nguy của môi trường
  • Không phản ứng với các âm thanh hay không thể định vị nguồn của âm thanh
  • Không bắt đầu bằng việc bắt chước và sử dụng các từ đơn giản với người thân trong nhà và với đồ vật quanh mình
  • Không phát ra âm thanh hay sử dụng ngôn ngữ như các trẻ khác cùng lứa tuổi
  • Không nghe được TV ở mức âm lượng bình thường
  • Không chắc chắn về việc hiểu và sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
  • Thường có vẻ bị đóng lại trong thế giới riêng một mình mình

Chỉ định cấy sớm cho trẻ em

  • Nghe kém tiếp nhận cả hai tai, mức độ nặng đến sâu (điếc độ III, độ IV).
  • Đeo máy trợ thính loại phù hợp nhất vẫn không đủ đáp ứng.
  • Cấu trúc giải phẫu ốc tai bình thường.
  • Độ tuổi: trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi.
  • Được khuyến khích và có kỳ vọng hợp lý thực tế vào hiệu quả.

Chỉ định cấy mở rộng, xem xét với các yếu tố

  • Độ tuổi: trẻ < 12 tháng tuổi và trẻ > 24 tháng tuổi.
  • Đeo máy trợ thính loại phù hợp nhất vẫn không đủ đáp ứng.
  • Nghe kém dạng dốc từ trung bình tới sâu: tham khảo loại điện cực kết hợp với máy trợ thính (Hybird).
  • Nghe kém do di chứng sau viêm màng não mủ: thời gian cấy càng sớm càng tốt, ngay sau khi hồi phục sức khỏe và ốc tai chưa bị cốt hóa toàn bộ.
  • Cấu trúc giải phẫu ốc tai không bình thường: common cavity – tham khảo loại điện cực dành riêng trong chỉ định này.
  • Trong điều kiện đồng thời có chỉ định y học khác, ví dụ như ghép thận…
  • Gia đình được khuyến khích và có kỳ vọng hợp lý thực tế hiệu quả.
LỊCH TƯ VẤN VỚI CHUYÊN GIA

LỊCH TƯ VẤN VỚI CHUYÊN GIA

  • 228202
  • Đặt hẹn

    (*) Nếu cần đặt lịch hẹn phù hợp hơn, vui lòng liên hệ Hotline tư vấn 0965 449 447

    Top