Những điều quan trọng trong việc chăm sóc và bảo quản máy trợ thính
Trong mùa hè qua, chúng ta đã nói chuyện về cách làm thế nào để trẻ sử dụng được ngôn ngữ và ngôn ngữ có ý nghĩa đối với trẻ em.
Trong mùa hè qua, chúng ta đã nói chuyện về cách làm thế nào để trẻ sử dụng được ngôn ngữ và ngôn ngữ có ý nghĩa đối với trẻ em. Chúng ta muốn trẻ em nghe những âm thanh và nghe suốt ngày, mỗi ngày. Thường xuyên tiếp xúc với âm thanh là bước đầu tiên trong việc giúp đỡ trẻ em sử dụng thính giác của mình để hiểu ngôn ngữ nói.
Để đạt được mục tiêu này, máy trợ thính của từng trẻ cần được kiểm tra hàng ngày. Có thể các em còn quá nhỏ nên chưa nói cho bạn biết khi nào máy bị trục trặc. Kiểm tra máy trợ thính hàng ngày có thể giúp bạn chắc chắn rằng máy trợ thính đang chạy tốt.
Kiểm tra máy trợ thính có thể là một phần của thói quen vào buổi sáng. Khi trẻ còn rất nhỏ, các em sẽ dựa vào bạn để chăm sóc các máy trợ thính. Tuy nhiên, khi các em lớn hơn, các em có thể phụ bạn với việc kiểm tra máy hàng ngày và dần dần sẽ học cách tự mình phát hiện các trục trặc của máy. Bạn có thể mua ở nơi bán máy trợ thính hoặc một cửa hàng địa phương môt dụng cụ thử pin nhỏ. Hãy nhớ rằng pin rất độc hại, vì vậy nếu con của bạn vẫn còn thích bỏ mọi thứ vào miệng, hoặc nếu có trẻ nhỏ trong nhà, không được để pin ở chỗ mà trẻ có thể lấy được.
Bảo trì hàng ngày để theo dõi sự hoạt động cùa các thiết bị trợ thính bao gồm các bước sau:
1. Kiểm tra bằng mắt
2. Kiểm tra bằng cách nghe
3. Phát hiện bằng âm thanh nói
KIỂM TRA BẰNG MẮT
Tai ngoài:
• Lau tai ngoài với một miếng vải ẩm để loại bỏ ráy tai hoặc bụi bẩn, không sử dụng cồn
• Kiểm tra tai ngoài và loại bỏ ráy tai với một công cụ nhỏ gọi là một 'vòng lấy ráy tai "
• Kiểm tra độ ẩm trong ống
• Kiểm tra các vết nứt ở tai ngoài và ống
Máy trợ thính:
• Kiểm tra máy trợ thính về các vết nứt, nút chuyển mạch bị hỏng
• Lau sạch máy trợ thính để loại bỏ dầu và bụi bẩn của da. Một bàn chải nhỏ có thể được sử dụng để giúp loại bỏ bụi bẩn
• Kiểm tra các ngăn chứa pin và quan sát xem có sự ăn mòn (trông giống như bột màu trắng) hoặc quá nhiều độ ẩm (nhìn thấy màu nâu) hay không
• Kiểm tra pin - bạn có thể sử dụng một cục pin thử nhỏ lấy từ nơi bán máy trợ thính hoặc cửa hàng địa phương. Nếu bạn không có cục pin để thử, bạn có thể nghe tiếng vọng từ máy trợ thính khi pin đã được lắp
• Pin rất là độc hại, do đó, không được cho trẻ em bỏ chúng vào miệng hoặc nuốt chúng.
• Lưu trữ pin chưa sử dụng ở một nơi khô mát, (nhưng không phải tủ lạnh)
KIỂM TRA BẰNG CÁCH NGHE
Để thực hiện một lần kiểm tra bằng cách nghe, bạn có thể dùng một ống nghe mua ở nơi bán máy trợ thính. Sử dụng giọng nói với âm lượng bình thường khi mang ống nghe nối với máy trợ thính của trẻ và lắng nghe chính tiếng nói của bạn để xem:
1. Chất lượng âm thanh: âm thanh phải rõ ràng và liên tục. Bảo đảm âm thanh tiếng nói của bạn qua máy không bị rè rè hoặc ồn hoặc có sự ngắt quãng.
2. Bật nút tắt mở máy trợ thính: Bảo đảm khi máy trợ thính được bật hoặc tắt, âm thanh tiếngnói của bạn qua máy không bị rè rè hoặc ồn.
3. Có nút điều khiển âm lượng không? Nếu có, điều chỉnh nút điều khiển âm lượng và đảm bảo sự tăng và giảm âm thanh theo ý bạn muốn. Nhiều máy trợ thính kỹ thuật số không có nút điều khiển âm lượng. Nếu máy trợ thính của trẻ không có nút điều khiển âm lượng và được chỉnh sẵn âm thanh rất to, bạn cần phải cẩn thận khi bạn đặt ống nghe vào tai của bạn. Yêu cầu người bán máy trợ thính cung cấp cho bạn một ống nghe có bộ lọc tiếng để chặn các âm thanh trước khi bạn đặt ống nghe vào tai của bạn.
4. Nếu âm thanh nhỏ hơn bình thường, nếu bạn nghe thấy tiếng ồn hoặc tĩnh điện hoặc đứt quãng , bạn nên đem máy trợ thính đến các đại lý phân phối máy trợ thính vì phần bên trong có thể cần phải sửa chữa.
PHÁT HIỆN BẰNG ÂM THANH LỜI NÓI
Sử dụng âm thanh lời nói khi lắng nghe qua máy trợ thính: dùng các âm /a/, /i/, /u/, /s/, /x/ và /m/ để kiểm tra máy. Sử dụng các âm giống như khi bạn gắn máy trợ thính cho trẻ. Ghi lại những âm thanh mà trẻ nghe được và ở khoảng cách nào. Nếu trẻ không thể nghe được như thường lệ, có thể máy trợ thính có trục trặc, hoặc có thể có sự thay đổi về khả năng nghe của trẻ.
Phụ huynh nên kiểm tra máy trợ thính vào buổi sáng trước khi đưa trẻ đi học. Giáo viên cần kiểm tra bước đầu tiên vào buổi sáng khi trẻ đến trường để thử và giải quyết bất kỳ vấn đề trục trặc gì về máy trước khi lớp học bắt đầu. Giáo viên nên kiểm tra máy trợ thính trước khi bắt đầu tiết dạy. Chúng ta muốn các máy trợ thính hoạt động cả ngày khi truyền đạt tất cả các bài giảng!
Thông tin hữu ích cho bạn
Trung tâm Giải pháp Thính học Ứng dụng Cát Tường - đơn vị tiên phong tại Việt Nam hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thính học ứng dụng, cung cấp các giải pháp trợ giúp nghe phù hợp với nhiều lựa chọn, luôn là đơn vị cập nhật & ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thính học thế giới vào Việt Nam. Với 20 năm hoạt động, Trợ thính Cát Tường đã giúp cho nhiều trẻ em bị nghe kém bẩm sinh đón nghe được âm thanh của cuộc sống, hòa nhập trọn vẹn với cộng đồng.
HỆ THỐNG TRUNG TÂM TRỢ THÍNH CÁT TƯỜNG
Thời gian làm việc: 8:00 - 18:00 cả 7 ngày trong tuần
- Hà Nội: 134 Chùa Bộc, Đống Đa
- Đà Nẵng: 111 đường Hải Phòng, quận Hải Châu
- HCM: 53bis Nguyễn Thông, P9, Q3.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001283. Tư vấn với chuyên gia 0904 052 212
Nguồn: Internet